Home ~ Aquaponics ~ Phụ lục 2: Kiểm soát sâu bọ và bệnh cây trồng trong aquaponic

Phụ lục 2: Kiểm soát sâu bọ và bệnh cây trồng trong aquaponic

Quản lý dịch hại Aquaponic có thể áp dụng hầu hết các phương pháp sinh học phổ biến được sử dụng trong nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiêu điều phải chú ý là cần lập kế hoạch cho từng loại côn trùng ở khu vực cụ thể, cây được trồng trong một mùa cụ thể và trong một môi trường cụ thể.

I. Kiểm soát sâu bệnh trong aquaponics:

Trong aquaponics các lựa chọn thay thế thuốc trừ sâu hóa học có thể được áp dụng để ngăn chặn sâu bệnh. Hỗn hợp thay thế hữu cơ bao gồm tỏi nghiền, hạt tiêu, xà phòng và dầu diệt côn trùng đều có thể được sử dụng để loại bỏ mối đe dọa của sâu bệnh. Nếu sử dụng xà phòng, hãy đảm bảo sử dụng xà phòng tự nhiên. Xà phòng có thể làm hỏng mang cá, vì vậy nên cẩn thận khi sử dụng, không cho phép cho quá nhiều xà phòng vào nước.

tinh-dau-sa chanh.jpg
Chanh sả là những thuốc trừ sâu thiên nhiên rất tốt

Mật độ cây phù hợp cũng tăng khả năng kiểm soát sâu bệnh hiệu quả. Trồng xen kẽ các loại cây cũng giúp phần giảm bớt nguy cơ sâu bệnh.

Sản phẩm Chức năng Loại sâu bọ Phương pháp áp dụng
Chanh sả Xua đuổi Hầu hết sâu bọ Hòa vowis nước phun lên cây
Tinh dầu tỏi Trộn với dầu và xà phòng tăng cường kn diệt côn trùng Rệp, sâu ăn lá, bọ nhảy, ruồi trắng, bọ cánh cứng, tuyến trùng Hòa tan 85g tỏi băm trong 15ml dầu thực vật ngâm trong 24h. Sau đó thêm hỗn hợp vào 500ml nước phun lây cây
Ớt Xua đuổi Kiến, giòi Rắc bột lên cây
Lá cà chua Thu hút vi khuẩn có lợi, alcaloid trong lá có tác dụng xua đuổi và diệt côn trùng Rệp, sâu xám hại ngô 250g lá cà chua tươi hòa với 250ml nước ngâm trong 12h. Lọc lấy nước pha loãng phun lên cây
Tinh dầu( xô thơm, húng tây) Xua đuổi, giảm khả năng phá hoại của sâu hại Hầu hết các loại sâu bọ Trộn một vài giọt vào 250ml nước và phun lên cây
Chiết xuất rượu( Hương thaorm bài hương, húng tây, xô thơm) Xua đuổi, giảm khả năng phá hoại của sâu hại Hầu hết các loại sau bọ Ngâm 250ml lá tươi trong 400ml nước để qua đêm, lọc và phun lên cây
Xà phòng Xập nhập vào da, gây mất nước và làm cho sâu bọ chết Côn trùng thân mềm: rệp sáp, rệp, ruồi trắng Sử dụng xà phòng gốc thiên nhiên 15g hòa vào 4l nước phun lên cây
Dầu thực vật Làm ngộp thở và chết Ve, rệp sáp, rệp Phun với nồng độ 2% vào buổi sáng hoặc tối
Vôi hoặc tro Xua đuổi Nhiều loại sâu bọ Tinh lọc tro và thổi vào lá ướt
Tinh bột Bẫy dính vào lá Rệp, nhện, ruồi trắng, ve Trộn 30 45 ml tinh bột trong 1l nước với 2 đến 3 giọt xà phòng. Phun lên lá

Thuốc trừ sâu sinh học

Thuốc trừ sâu sinh học cần được chú ý đặc biệt trong aquaponics vì không phải tất cả chúng đều phù hợp với cá. Mặc dù thuốc trừ sâu sinh học được phân loại là hữu cơ, nhưng hầu hết chúng đều gây độc cho cá và côn trùng có lợi. Bảng dưới đây liệt kê một số loại phổ biến và thông tin quan trọng để sử dụng an toàn.

Thuốc trừ sâu Nguồn gốc Ảnh hưởng lên sâu hại Điều kiện sử dụng
Nicotin( chiết xuất từ lá cây thuốc lá) Thực vật Thuốc trừ sâu thần kinh Là chất độc với cá
Bột neem( lá xoan chịu hạn, xoan Ấn Độ) Thực vật Chứa antifeedant ( chất ngăn côn trùng ăn đến khi đói và chết) Lặp lại 10 ngày 1 lần Là chất độc với cá, hòa bột với nước phun lên lá, ko ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi, có tác dụng diệt nấm.
Pyrethrum(Chrysanthemum cinerariaefolium) Thực vật Thuốc trừ sâu tự nhiên, ảnh hưởng rộng rãi đến các loại sâu bệnh. Là chất độc với cá, hòa với nước phun lên cây, thiếu ổn định dễ bị phân hủy trong 1 -3 ngày ngoài ánh sáng
Rotenone ( Có trong cây dây mật Lonchocarpus spp, Tephrosia spp) Thực vật Thuốc trừ sâu tự nhiên ảnh hưởng rộng rãi đến các loại sâu bệnh Là chất cực độc với cá, hòa với nước để phun lên cây. Thích hợp cho vườn ươm trước khi đưa vào hệ thống
Cây thằng lằn( Quassia Amara) Thực vật Gây bệnh phagodeterrence ở côn trùng Chiết xuất từ thân gỗ, không độc với cá
Ryania( Ryania speciosa) Thực vật Phá vỡ tế bào sâu bệnh Sử dụng ít và thận trọng để an toàn cho cá
Sabadilla Thực vật Gây nhiễn hệ thần kinh của sâu Sử dụng thận trọng
Đất tảo cát( Diatomaceous earth) Vô cơ Mài mòn lớp vỏ ngoài của côn trùng khiến chúng mất nước Mang khẩu trang tránh hít phải, ko độc với cá
Lưu huỳnh ( bột hoặc lime sulphur) Vô cơ Xua đuổi và tiêu diệt ve, mạt Có tác dụng diệt nấm
Đồng Vô cơ Tạc ra hỗn hợp Bordeaux mixture có tác dụng như thuốc trừ sâu Là 1 loại thuốc diệt nấm, tránh tích tụ quá mức trong nước, độc với động vật giáp xác

Côn trùng có ích

Côn trùng có ích có thể được sử dụng để kiểm soát sâu bệnh . Phương pháp này được áp dụng nhiều hơn cho các hệ thống aquaponics quy mô lớn lớn vì chi phí cao. Việc lựa chọn côn trùng phải phù hợp với điều kiện côn trùng gây hại và môi trường.

Sinh vật côn trùng có lợi Loài Dùng để kiểm soát
Adalia bipunctuata Bọ cánh cứng ăn thịt Rệp
Aphelinus abdominalis Ký sinh trùng Rệp
Chrysoperla carnea Lacewings Rệp
Aphidus colemani Ong ăn thịt Rệp
Cryptolaemus montrouzieri Bọ cánh cứng ăn thịt Sciarid flies và Bọ trĩ
Coccidoxenoides perminutus Ong ký sinh Rệp sáp giả
Trichogramma spp. Ký sinh trùng Rệp sáp giả
Heterorhabditis megidis Tuyến trùng Sâu bướm
Steinernema carpocapsae Tuyến trùng Sùng đất
Cydia pomonella Granular virus Sâu táo
Anagrus atomus Ong ký sinh Sâu táo
Dacnusa sibirica and Diglyphus Ký sinh trùng Bọ nhảy
Chilocorus nigritus Bọ cánh cứng ăn thịt Sâu ăn lá
Hypoaspis miles Nhện ăn thịt Rệp vảy
Steinernema feltiae Tuyến trùng Sciarid fly và Bọ trĩ
Amblyseius cucumeris Nhện ăn thịt Bọ trĩ
Phytoseiulus persimilis Nhện ăn thịt Bọ trĩ
Orius insidiosus Bọ ăn thịt Bọ trĩ
Amblyseius californicus Nhện ăn thịt Nhện đỏ
Feltiella acarisuga Mite midge Nhện đỏ
Encarsia formosa Ký sinh trùng Ruồi trắng nhà kính
Eretmocerus eremicus Ký sinh trùng Ruồi trắng nhà kính
Eretmocerus eremicus Ký sinh trùng Ruồi trắng
Heterorhabditis megidis Tuyến trùng Mọt Nho
Phasmarhabditis Tuyến trùng Sên
hermaphrodita Tuyến trùng Sên
bo-rua
Bọ rùa khá có ích

II. Kiểm soát dịch bệnh

Đối với  aquaponics nhiều nấm bệnh phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm, và do đó, kiểm soát các yếu tố môi trường có thể làm giảm bệnh. Nếu các yếu tố môi trường không thể được kiểm soát thì tốt hơn là chọn các loại cây trồng hoặc giống kháng được bệnh để trồng.

Dịch bệnh Tác nhân Loại cây trồng Mục tiêu Nhiệt độ (°C) Độ ẩm
Thối rễ Pythium spp. Xà lách Rễ 28 – 30 Đất bị ngập úng
Mốc sương Pseudoperonospera

cubensis

20- 25 Lá bị ướt trong 1h
Phấn trắng Sphaerotheca fuliginea Dưa chuột, bím bí ngồi 27
Verticillium wilt Verticillium spp. Nhiều loại khác nhau Thân 21 – 27 Đất ẩm
Fusarium wilt Fusarium oxysporum Dưa chuộ, bí, bí ngồi Thân 25 – 27
Úa sớm Alternaria solani Cà chua, khoai tây 28 – 30 Đất ẩm tự do

Hợp chất vô cơ

Một số hợp chất vô cơ có thể được sử dụng để điều trị bệnh nấm và nhiều trong số này được chấp nhận sử dụng trong các hệ thống aquaponic. Bảng dưới đây phác thảo một vài trong số các tùy chọn này.

Chất Điều kiện sử dụng
Đất sét Áp dụng trên lá
Lưu huỳnh Áp dụng trên lá, sử dụng thận trọng vì có thể tích tụ trong hệ thống.
Muối đồng Áp dụng trên lá, sử dụng thận trọng vì đồng có thể tích tụ trong hệ thống, tốt nhất chỉ dùng ở vườn ươm
Lime sulphur Áp dụng trên lá, chỉ có tác dụng diệt nấm, sử dụng thận trọng vì có thể tích tụ trong hệ thống
KHCO3 Áp dụng trên lá, cũng có thể được sử dụng để tăng độ cứng cacbonat (KH), làm giảm độ pH của nước
NaHCO3 Áp dụng trên lá, không dùng để đệm pH do natri có thể tích tụ trong hệ thống
Ca(OH)2 Áp dụng trên lá, chỉ có tác dụng diệt nấm
Silicat/Silicon Áp dụng trên lá

III. Trồng xen canh kết hợp các loại cây

Trồng xen quy mô nhỏ rất phổ biến trong trồng trọt hữu cơ và sinh học. Lý thuyết trồng xen canh là sự liên kết của các loại cây khác nhau có tác dụng cơ học, chống thấm hoặc chống lại sâu bệnh. Mặc dù một số mức độ kiểm soát dịch hại đã được kiểm chứng một cách khoa học, mức độ thành công phụ thuộc vào: mức độ nhiễm sâu bệnh, mật độ cây trồng, tỷ lệ giữa các loại cây trồng và cây có lợi và thời gian trồng cụ thể.

xenh-canh- aquaponics

Bảng dưới đây cung cấp một cái nhìn tổng quan về các kết hợp có thể theo các nguyên tắc sinh học. Thông tin cụ thể có thể được lấy dễ dàng từ các tài liệu chi tiết có sẵn về nông nghiệp hữu cơ và sinh học.

Loại cây trồng Kết hợp với Không kết hợp với
Măng tây Cà chuam rau mùi tây, húng quế
Các loại đậu Hầu hết ác loại rau ăn lá và rau thơm
Các loại đậu, bò dưới đất Dưa chuột, ngô, dâu tây, cần tây Hành tây
Các loại đậu, leo giàn Ngô, cải củ Hành tây, củ dền, cải xoăn, hướng dương
Họ cải bắp (súp lơ, bông cải xanh) Rau thơm, cần tây, củ dền, hành, cúc La mã, rau chân vịt, cải cầu vồng Thì là, dâu tây, đậu leo giàn, cà chua
Cà rốt Đậu Hà Lan, xà lách, hương thảo, hành, xô thơm, cà chua Thì là
Cần tây Họ cả và hành, cà chua, đậu bò đất, sen cạn
Ngô Khoai tây, đậu, đậu Hà Lan, bí ngô, dưa chuột, bí Cà chua
Dưa chuột Ngô, đậu Hà Lan, đậu, hướng dương, củ cải Rau thơm
Cà tím Đậu, cúc vạn thọ
Xà lách Cà rốt, củ cải, dâu tây, dưa chuột
Họ hành Củ dền, cà rốt, xà lách, họ cải Đậu, đậu Hà Lan
Mùi tây Cà chua, măng tây
Đậu Hà Lan Cà rốt, cải củ, dưa chuột, ngô, đậu Họ hành, khoai tây
Cải củ Đậu hà Lan, sen cạn, xà lách, dưa chuột Bài hương
Rau chân vịt Dâu tây, đậu Java
Sen cạn, ngô, hoa cúc vạn thọ Khoai tây
Cà chua Hộ hành, sen cạn, hoa cúc vạn thọ, măng tây, cà rốt, rau mùi tây, dưa chuột, húng quế Khoai tây, tiểu hồi, họ cải
Cải củ tumip Đậu Hà Lan Khoai tây

About TieuHongTran

Có thể bạn muốn xem

media-bed-1

Phụ lục 7: Phân tích chi phí – lợi nhuận của hệ thống aquaponic quy mô nhỏ

Bảng dưới đây mô tả chi phí và lợi nhuận của một hệ thống aquaponic ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *