Home ~ Aquaponics ~ Chương 8: Quản lý và khắc phục sự cố trong aquaponic

Chương 8: Quản lý và khắc phục sự cố trong aquaponic

Chương này tóm tắt các nguyên tắc chính , tài liệu tham khảo để tối ưu tỷ lệ giữa thực vật – cá, chế độ cho ăn và kích cỡ bộ lọc sinh học. Phần thứ hai của chương này liệt kê tất cả các giai đoạn quan trọng từ khi khởi động hệ thống aquaponics đến chăm sóc và thu hoạch. Ngoài ra còn có thảo luận chuyên sâu về việc quản lý cá và thực vật trong ba tháng đầu tiên. Cuối cùng là danh sách các công việc cần kiểm tra hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng để quản lý một hệ thống một đang hoạt động và phải làm gì nếu có vấn đề phát sinh.

8.1 Tính toán và tỷ lệ

Hệ thống Aquaponic cần phải được cân bằng. Cá phải cho ăn đầy đủ, chất dinh dưỡng phải đầy đủ cho cây; cây cần lọc nước cho cá. Bộ lọc sinh học cần đủ lớn để xử lý tất cả các chất thải của cá và cần có đủ lượng nước để lưu thông hệ thống này.

Sự cân bằng này có thể khó đạt được trong một hệ thống mới thiết lập, nhưng phần này cung cấp các tính toán hữu ích để ước tính kích thước của từng thành phần.

8.1.1 Diện tích trồng rau, lượng thức ăn cho cá và mật độ cá.

Chúng ta có thể xác định tỷ lệ thức ăn cho cá dựa trên diện tích khay trồng và loại rau có định trồng. Giả định thức ăn cho cá có 32% Protein
Bảng 8.x Xác định tỷ lệ thức ăn cho cá dựa trên diện tích khay trồng và loại rau có định trồng
Đối với rau ăn lá Đối với rau lấy quả
40-50g thức ăn cho cá/m2/ngày 50-80g thức ăn cho cá/m2/ngày.
Cách bước tính diện tích trồng rau và mật độ cá như sau:

Bước 1: Xác định số lượng rau cần trồng.

Bước 2: Từ số lượng rau mong muốn dựa vào mật độ ở bảng dưới chúng ta tính toán được diện tích trồng rau. Trung bình, mật độ cây có được quy ước theo bảng dưới ( thông số mang tính tham khảo thực tế có thể thay đổi chút ít)

Bảng 8.xx Bảng mật độ cây theo diện tích
Cây ăn lá Củ quả
20-25 cây trên một mét vuông 4-8 cây trên một mét vuông

Bước 3: Dựa vào diện tích trồng rau tính toán ra lượng thức ăn cần thiết dựa vào ảng 8.1

Bước 4: Cá tiêu thụ lượng thức ăn bằng 1-2% khối lượng cơ thể, dựa vào đó để tính tổng khối lượng cá cần nuôi. Mật độ thả cá tối đa là 20kg cá / 1000 lít nước từ đó để tính được thể tích bể cá.

Ví dụ tính toán để có 25 cây xà lách mỗi tuần.

  • B1: Xà lách cần 4 tuần để thu hoạch vậy để có 25 cây xà lách 1 tuần thì số lượng rau cần trồng là
    • 4*25=100 cây.
  • B2: Xà lách là rau ăn lá với mật độ 25 cây/m2, ta tính được 100 cây cần
    • 100/15 = 4m2 trồng rau
  • B3: Mỗi mét vuông rau cần 50g thức ăn cho cá vậy  4m2 cần
    • 4×50 = 200g thức ăn mỗi ngày.
  • B4: Cá cần lượng thức ăn từ 1-2 % khối lượng cơ thể mỗi ngày => với 200g thức ăn nuôi được từ
    • 200×100/2 = 10kg đến 200×100/1 = 20kg cá.
  • Từ mật độ thả cá tính toán được thể tích bể cá là từ 500 đến 1000l

Hướng dẫn tính toán này chỉ mang tính tương đối, thực tế còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích cỡ và loài cá, nhiệt độ nước, % protein trong thức ăn và yêu cầu dinh dưỡng của từng loại cây.

Kiểm tra các chỉ số nitơ trong nước để xác định hệ thống có cân bằng hay không. Nếu hàm lượng nitrat thấp hơn 5mg/lít tăng lượng thức ăn cho cá nếu chúng ăn hết.  Nếu nồng độ nitrat ổn định rau vẫn phát triển kém thì có thể thiếu các chất dinh dưỡng khác, cần bổ sung thêm canxy, kali, sắt. Nếu nồng độ nitrat tăng cao hơn 150mg/lít, cần phải pha loãng nước.

8.1.2 Lượng nước

Lượng nước là quan trọng nhất đối với khía cạnh nuôi trồng thủy sản của aquaponics. Mật độ thả khác nhau ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sức khỏe của cá, và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căng thẳng cho cá. Do đó, nếu một hệ thống có lượng nước lớn giúp giảm thiểu những thay đổi về chất lượng nước. Mô hình canh tác kiểu DWC luôn có tổng thể tích nước cao hơn NFT hoặc media beds.

Mật độ thả tối đa được đề nghị là 20 kg cá cho 1 000 lít nước (bể cá). Mật độ thả này áp dụng cho bất kỳ bể có kích thước lớn hơn 500 lít; chỉ cần sử dụng tỷ lệ này để tính mật độ thả tối đa cho thể tích nước đã cho. Nếu bể nhỏ hơn 500 lít, hãy giảm mật độ thả xuống một nửa, hoặc 1 kg trên 100 lít, mặc dù không nên nuôi cá để tiêu thụ trong bể nhỏ hơn 500 lít. Để tham khảo, một con cá rô phi trung bình nặng 500 g ở kích cỡ thu hoạch và 50 g ở kích cỡ thả.

Mật độ thả cá
10 – 20 kg cá trên 1 000 lít nước

8.1.3 Bộ lọc vi sinh và lọc cơ

Lọc vi sinh trong aquaponics được tính toán dựa vào lượng thức ăn cho cá hàng ngày và phụ thuộc chặt chẽ vào loại vật liệu lọc. Vật liệu lọc có diện tích bề mặt càng lớn thì càng hiệu quả.  Tính toán thể tích vật liệu lọc được coi là tối thiểu, lọc vi sinh có dưa thừa công suất thì cũng không gây hại cho hệ thống mà làm cho sức mạnh của hệ thống tăng lên. Phụ lục 4 chứa nhiều thông tin hơn về kích thước bộ lọc sinh học và tính toán khối lượng cần thiết.

Vật liệu lọc sinh học Diện tích bề mặt(m2/m3) Khối lượng cần thiết (lít / g thức ăn)
Sỏi núi lửa 300 1
Cầu Bio ( Bioballs) 600 0.5
Kaldnes 600 0.5

Theo bảng trên để xử lý 1 gam thức ăn nếu dùng hạt lọc kaldnes. Ví dụ nếu cho cá ăn 200g/ ngày cần

200g thức ăn cần 200×0,5= 100 lít kaldnes để xử lý ~ 10kg kadlnes ( Khối lượng kaldnes ~100kg/1m3)

Để tối ưu thể tích hạt lọc chỉ nên chiếm 1/2 đến 2/3 thể tích thùng visinh. Dựa vào công thức này để tính thể tích lọc vi sinh.

Ví dụ với 100l kaldnes thì cần thể tích thùng vi sinh là từ 150 đến 200 lít

Lọc cơ nên có thể tích từ 10-30% thể tích bể cá. Hệ thống DWC, NFT và Media bed mật độ cao (>20kg cá/1000l) bắt buộc phải dùng bộ lọc cơ.

8.1.4 Tóm tắt tính toán các thành phần

• Tỷ lệ thức ăn đưa vào hệ thống quyết định tỷ lệ các thành phần hệ thống như diện tích trồng rau, thể tích bộ lọc vi sinh, mật độ cá.
• Tỷ lệ thức ăn cho aquaponics:
– 40-50 gram thức ăn hàng ngày trên một mét vuông (rau ăn lá);
– 50-80 gram thức ăn hàng ngày trên một mét vuông (rau quả).
• Tỷ lệ cho cá ăn: 1-2 % trọng lượng cơ thể của chúng mỗi ngày.
• Mật độ thả cá: 10-20 kg /1000 lít.
• Thể tích hạt lọc sinh học:
– 1 lít mỗi gram thức ăn hàng ngày (giá thể trong media beds)
– V lít mỗi gram thức ăn hàng ngày (giá thể vi sinh hay hạt lọc trong NFT và DWC)

Bảng 8.1 tóm tắt các số liệu và tỷ lệ chính để thiết kế hệ thống media beds quy mô nhỏ, các đơn vị NFT và DWC. Xin lưu ý các chú thích bên dưới bảng giải thích các số liệu và khả năng ứng dụng của từng cột trên mỗi hệ thống aquaponic.

BẢNG 8.1
Hướng dẫn thiết kế hệ thống aquaponic quy mô nhỏ
Bể cá

(lít)

Trọng lượng cá tối đa(kg)

1

Tỷ lệ thức ăn(g/ngày)

2

Lưu lượng nước (lít/giờ) Thể tích lọc cơ(lít)

3

Thể tích lọc vi sinh(lít)

4

Diện tích trồng cây(m2)

5

Sỏi núi lửa Bóng lọc
200 5 50 800 20 50 25 1
500 10 100 1 200 20-50 100 50 2
1 000 20 200 2 000 100-200 200 100 4
1 500 30 300 2 500 200-300 300 150 6
2 000 40 400 3 200 300-400 400 200 8
3 000 60 600 4 500 400-500 600 300 12

Ghi chú:
1 Mật độ cá được khuyến nghị dựa trên mật độ thả tối đa là 20 kg / 1 000 lít. Có thể nuôi với mật độ cao hơn với việc tăng sủi oxy và thiết kế bộ lọc lớn hơn, không được khuyến khích cho người mới bắt đầu.
2 Tỷ lệ cho ăn khuyến nghị là 1 phần trăm trọng lượng cơ thể mỗi ngày đối với cá hơn 100 g khối lượng cơ thể. Tỷ lệ cho ăn là: 40-50 g / m2 đối với rau lá xanh; và 50-80 g / m2 cho rau quả.
3. Thể tích lọc cơ học và lọc vi sinh phải bằng 10-30% thể tích bể cá. Lọc vi sinh chỉ cần thiết cho các hệ thống NFT và DWC; lọc cơ học được áp dụng cho các đơn vị NFT, DWC và media beds có mật độ cá hơn 20 kg / 1000 lít.
4. Những số liệu này đảm bảo vi khuẩn luôn ở trong điều kiện tối ưu.
5. Số liệu cho không gian trồng cây chỉ bao gồm rau xanh. Rau quả sẽ có diện tích thấp hơn một chút.

8.2 Xây dựng và quản lý hệ thống mới

8.2.1 Chuẩn bị và xây dựng hệ thống mới

Hướng dẫn chi tiết từng bước xây dựng hệ thống được trình bày trong Phụ lục 8. Sau khi việc xây dựng hoàn thành việc còn lại là quản lý . Quản lý hệ thống aquaponic không đòi hỏi quá nhiều thời gian và công sức, nhưng điều cần nhớ là một hệ thống hoạt động tốt đòi hỏi tối thiểu 10-20 phút bảo trì mỗi ngày.

Trước khi thả cá và trồng rau phải đảm bảo rằng tất cả các thiết bị đều hoạt động tốt như máy bơm, sục khí, máy sưởi nếu có, đảm bảo các khay rau, ống, máng nước …không có sự cố nào.

  • Các công tác chuẩn bị trước khi vận hành hệ thống.
    Media beds:  Giá thể cần được rửa sạch. Cho giá thẻ vào đầy khay cho nước chảy vào khay và theo dõi nước chảy qua khay phải trong. Nếu không xả bỏ nước. Kiểm tra sự hoạt động của siphon.
  • NFT và DWC
    Đảm bảo rằng nước chảy vào từng ống NFT hoặc máng DWC có tốc độ phù hợp (1-2 lít / phút đối với NFT; thời gian duy trì 1-4 giờ đối với DWC). Tốc độ dòng chảy cao hơn có tác động tiêu cực đến rễ cây, trong khi tốc độ dòng chảy thấp hơn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng hoặc oxy

8.2.2  Chạy chu trình khởi động hệ thống và thiết lập tập đoàn vi khuẩn

Như đã thảo luận trong Chương 5, chu trình khởi động hệ thống là thuật ngữ mô tả quá trình xây dựng tập đoàn vi khuẩn trong một hệ thống aquaponic mới.  Chu trình này còn gọi là chu trình nitrogen khi xây dựng tập đoàn vi khuẩn xử lý amoniac thành chất dinh dưỡng cho cây

Khi chạy khởi động hệ thống cần kiểm tra nồng độ amoniac nitrit và nitrat mỗi 3 đến 5 ngày, đảm bảo amoniac không vượt quá 4mg/l . Chu trình khởi động kết thúc khi nồng độ nitrat tăng dần , nồng độ nitrit, amoniac dần về 0.

8.3 Quản lý cây trồng

Có thể trồng cây vào hệ thống ngay khi có sự xuất hiện của nitrat. Những cây đầu tiên này sẽ phát triển chậm vì dinh dưỡng trong nước còn ít. Nhìn chung, hệ thống aquaponic cho thấy tốc độ tăng trưởng thấp hơn một chút so với trồng trên đất hoặc thủy canh trong sáu tuần đầu tiên. Tuy nhiên, một khi hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định( sau 1 – 3 tháng) tốc độ tăng trưởng của cây trở nên nhanh hơn 2-3 lần so với trong đất.

8.3.1 Hướng dẫn trồng cây trong aquaponics

Lựa chọn cây trồng

Khi hệ mới đi vào hoạt động nên chọn các loại cây trồng có khả năng sinh trưởng nhanh với nhu cầu dinh dưỡng thấp như xà lách, cây họ nhà đậu. Sau khoảng 2 3 tháng khi hệ thống đã đi vào ổn định có thể trồng các loại cây lớn với yêu cầu dinh dưỡng cao hơn.

Khoảng cách giữa các cây

Cây con có thể trồng bằng khoảng cách dày hơn một chút so với hầu hết các loại rau trong đất vì trong aquaponics cây không phải cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng.

Mặc dù vậy, các thực vật vẫn cần đủ chỗ để đạt được kích thước trưởng thành của chúng và để tránh sự cạnh tranh ánh sáng

Bổ sung sắt

Aquaponic trong vài tháng đầu thường thiếu sắt. Do đó có thể bổ sung sắt chelate dạng bột. Khuyến cáo là thêm 1-2 mg / lít trong 3 tháng đầu và thêm 1 lần nữa nếu thấy thiếu. Ngoài ra cũng có thể thêm phân bón rong biển vì trong này có sắt. Phần 9.1.1 thảo luận về một số loại phân an toàn cho aquaponic.

8.3.2 Xây dựng vườn ươm

Như phần trước đã nói rau là nguồn thu chủ yếu của aquaponics, để đạt được năng suất cao thì việc trồng gối vụ, luôn có cây con để trồng là điều cần thiết. Vì vậy cần thiết phải có 1 vườn ươm để lúc nào cũng có sẵn cây con.

khay-uom-don-gian

Tạo một cái khay ươm đơn giản bằng gỗ và lót một lớp bạt phủ ở dưới, nước bơm vào nửa giờ mỗi ngày ngày, sau đó rút nước từ từ, độ ẩm quá cao tăng nguy cơ nhiễm nấm.

Giá thể có thể làm từ xơ dừa, than bùn, xốp… Có thể làm các khay đơn giản hơn như tận dụng khay trứng rỗng.  Đối với mô hình Lớp giá thể (Media bed) thì có thể gieo hạt trực tiếp.

Gieo-hat

8.3.3 Cấy cây con

Khi di chuyển cây con từ vườn ươm qua hệ thống không nên cấy cây con vào ban ngày, tốt nhất là trồng vào chiều tối để tránh cây con bị sốc và có thêm một đêm để thích nghi với môi trường mới.

cay-cay-mediabed

Bảy bước để gieo hạt trong vườn ươm:

  1. Đổ đầy khay ươm hoặc khay trứng bằng giá thể bằng xơ dừa giá thể ươm cây trộn sẵn
  2. Gieo hạt vào lỗ sâu khoảng 0,5 cm
  3. Đặt khay vào bóng râm và tưới tự động giảm sức lao động
  4. Sau khi nảy mầm, để cho cây cứng cáp hơn thì nên đặt ngoài ánh sáng mặt trời vài giờ một ngày.
  5. Nên bón phân mỗi tuần một lần với phân hữu cơ có hàm lượng phốt pho cao để phát triển bộ rễ ( không bắt buộc)
  6. Cây con cần ít nhất hai tuần sau khi mọc lá để đảm bảo sự phát triển đầy đủ của rễ.
  7. Cây( di chuyển) cây con vào hệ thống.
cay-cay-nft-dwc
Cấy cây vào ống NFT và DWC

8.3.4 Thu hoạch cây trồng

Trong 1-2 tháng đầu rau ăn lá đã sẵn sàng thu hoạc. Sau 3 tháng hệ thống bắt đầu có đủ dinh dưỡng để trồng các loại rau quả lớn hơn.

Trồng và thu hoạch so le

Như đã thảo luận trong Chương 6, việc trồng cây so le thời gian để ngăn chặn việc thu hoạch toàn bộ cây trồng cùng một lúc tránh cho việc dinh dưỡng tăng giảm đột biến trước hay sau thu hoạch tránh được việc cá bị stress. Hơn nữa, trồng xen kẽ cho phép thu hoạch và cấy rau liên tục và đảm bảo sự hấp thụ dinh dưỡng và lọc nước liên tục.

Phương pháp thu hoạch

Đảm bảo toàn bộ lá và rễ rau được loại bỏ. Khi thu hoạch rau sử dụng một con dao sạch sắc. Để ngăn chặn bất kỳ vi khuẩn nào xâm nhập vào rau đảm bảo rằng nước aquaponic không làm ướt lá. Đặt cây thu hoạch vào một túi sạch và rửa và làm lạnh cây trồng càng sớm càng tốt để duy trì độ tươi.

8.3.5 Quản lý hệ thống

Ổn định pH

Điều quan trọng đối với sự phát triển của cây là tốt để duy trì độ pH trong khoảng từ 6 đến 7

Phân bón hữu cơ

Nếu thiếu hụt xảy ra, cần phải thêm chất dinh dưỡng bên ngoài. Phân bón lỏng hữu cơ có thể được sử dụng làm thức ăn cho lá pha loãng cho lá cây hoặc đổ thẳng vào vùng rễ. Chương 9 thảo luận về  các phương pháp để sản xuất phân bón đơn giản tại nhà an toàn với aquaponic. Phân trà và rong biển được khuyến khích sử dụng. Sự thiếu hụt thường xảy ra khi có quá nhiều cây so với cá, hoặc khi cho ăn giảm trong những tháng mùa đông. Trước khi thêm phân bón, hãy chắc chắn kiểm tra độ pH để đảm bảo không có hiện tượng khóa chất dinh dưỡng.

Sâu bệnh

Cố gắng ngăn chặn sâu bệnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật IPPM được thảo luận trong Phần 6.5. Nếu sâu bệnh phát triển quá mạnh tiền hành các biện pháp loại bỏ cơ học trước khi xem xét sử dụng thuốc xịt. Chỉ sử dụng các biện pháp an toàn cho aquaponic, như: chiết xuất hoặc thuốc chống côn trùng, thuốc trừ sâu sinh học (Bacillus thuringiensis và Beauveria bassiana), dầu thực vật hoặc chiết xuất từ ​​tinh dầu, bẫy màu / chất hấp dẫn bên ngoài…  Tránh cho thuốc vào rơi nước có thể gây chết cá.

Trồng cây theo mùa

Aquaponic cung cấp một phương tiện để kéo dài mùa vụ trồng trọt, đặc biệt nếu hệ thống được đặt trong nhà kính. Tuy nhiên, vẫn nên trồng theo mùa vụ của địa phương vì cây phát triển tốt hơn trong mùa và điều kiện môi trường mà chúng thích nghi.

8.3.6 Thực vật – tóm tắt

• Khởi động hệ thống nên trồng những loại rau có nhu cầu dinh dưỡng thấp trong vài tháng đầu, ví dụ như rau diếp và đậu / đậu Hà Lan.
• Cây có nhu cầu dinh dưỡng cao có thể được trồng sau 3-6 tháng .
• Sử dụng các loại cây được khuyến nghị cho aquaponics và làm theo hướng dẫn trồng theo mùa theo địa điểm.
• Thiết lập vườn ươm cây giống để đảm bảo đủ số lượng cây con khỏe mạnh.
• Cấy cây giống khi chúng phát triển đầy đủ, có hệ thống rễ phát triển tốt.
• Nhẹ nhàng loại bỏ chất nền dư thừa từ rễ trước khi trồng vào hệ thống.
• Để khoảng cách vừa đủ giữa các cây theo kích thước của chúng khi trưởng thành.
• Lập kế hoạch hệ thống thu hoạch so le.
• Phân hữu cơ có thể cần thiết nếu thiếu hụt.
• Duy trì chất lượng nước thích hợp, đặc biệt là độ pH 6-7.

8.4 Thực hành quản lý cá

Thời điểm thả cá vào một hệ thống aquaponics là một sự kiện quan trọng. Tốt nhất là khi chu trình khởi động đã hoàn thành, bộ lọc vi sinh đã hoạt động ổn định, lý tưởng nhất là nồng độ amoniac và nitrit tiệm cận 0.

Cá phải được thích nghi với nguồn nước trong aquaponics. Nếu chênh lệch về nhiệt độ và pH quá lớn cần thời gian luyện cá ở bên ngoài cho thích nghi dần. Nên chọn mua cá giống khỏe mạnh không bệnh tật ở những trại giống uy tín.

8.4.1 Tốc độ tăng trưởng và cho cá ăn

Khối lượng 10-20kg có thể bằng 40 con cá rô phi trưởng thành ( theo ví dụ 8.1.1). Tuy nhiên cá giống rất nhỏ, nên trong vài tháng đầu, cá sẽ ăn ít hơn so với tính toán (200g). Ví dụ cá giống nặng khoảng 50g, cá giống có thể ăn 3% trọng lượng cơ thể mỗi ngày, 40 con cá nặng khoảng 2kg và ăn mỗi ngày 60g thức ăn.

Mật độ cá thấp trong hệ aquaponic mới đi vào hoạt động tốt cho bộ lọc vi sinh. Sau 2-3 tháng, tổng khối lượng của 40 con cá nặng khoảng 3.2 – 4kg và ăn mỗi ngày khoảng 80-100g mỗi ngày. Sau vài tháng nữa, 40 con nặng khoảng 20kg ăn 200g thức ăn. Cá rô phi trong điều kiện tốt mất 6-8 tháng tăng từ 50g đến 500g để thu hoạch.

Cho cá ăn với khẩu phần theo từng lứa tuổi theo 2 bữa sáng chiều, cá con có thể tăng thêm một bữa vào buổi trưa. Cho ăn theo từng khoảng thời gian như vậy cây trồng cũng được hưởng lợi vì dinh dưỡng chia đều cho suốt thời gian trong ngày.

Khi cho ăn rải đều thức ăn tránh cho việc cá dành lẫn nhau làm bị thương nhau. Nếu cá ăn hết khẩu phần trước 10 phút tăng khẩu phần ăn, nếu vẫn dư thì giảm. Quan sát nếu cá không ăn hết sau 10 phút vớt thức ăn thừa khỏi bể cá. Cá thèm ăn cho thấy sức khỏe tốt, nếu ăn ít hoặc không ăn có thể do chất lượng nước, đặc biệt là nhiệt độ.

8.4.2 Thu hoạch và thả giống so le

Muốn hệ thống hoạt động ổn định thì tổng khối lượng cá trong bể  phải ổn định để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây. Đề xuất nuôi so le 3 lớp tuổi hoặc 3 nhóm cá khác nhau cứ khoảng 3 tháng thu hoạch một nhóm và bổ sung cá giống cùng lúc.

bang-tha-ca-ro-phi-sole

Lưu ý: Cứ 3 tháng thả 1.5kg cá rô phi con ( 30 con x 50g =1.5kg ). Sau 6 tháng mỗi con nặng 500g, 30 con nặng 15kg. Bảng này chỉ là hướng dẫn trên lý thuyết, thực tế có thể chia nhiều giai đoạn hơn, thời gian nuôi thêm và thu hoạch có thể linh hoạt hơn.

8.5 Giám sát hàng ngày

Để đảm bảo hệ aquaponics hoạt động tốt cần có các hoạt động giám sát hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.

8.5.1 Hoạt động hàng ngày

  • Kiểm tra xem máy bơm nước và sục khí.
  • Kiểm tra dòng nước lưu thông
    Kiểm tra mực nước và bổ sung nếu cần.
  • Kiểm tra rò rỉ nước
  • Kiểm tra nhiệt độ nước.
  • Cho cá ăn (2-3 lần một ngày nếu có thể), 10 sau khi cho cá ăn vớt bỏ thức ăn thừa nếu có.
  • Quan sát hành vi của cá mỗi khi cho ăn.
  • Kiểm tra sâu bệnh trên cây trồng.
  • Loại bỏ cá chết, cây bị bệnh.
  • Bỏ chất thải rắn ra khỏi bể lắng vệ sinh bộ lọc cơ nếu cần thiết.

8.5.2 Hoạt động hàng tuần

  • Kiểm tra pH, amoniac, nitrit ,nitrat trước khi cho cá ăn.
  • Điều chỉnh pH nếu cần.
  • Kiểm tra nhu cầu của cây trồng, bón thêm phân hữu cơ nếu cần.
  • Xả chất thải ở đáy bể cá và trong bộ lọc vi sinh.
  • Trồng và thu hoạch rau theo yêu cầu.
  • Thu hoạch cá nếu cần.
  • Kiểm tra đường ống nước xem có bị cản trở không

8.5.3 Hoạt động hàng tháng

  • Thêm cá nếu cần.
  • Vệ sinh tất cả các bộ lọc.
  • Cân trọng lượng cá và kiểm tra kỹ bệnh dịch.

8.6 An toàn

An toàn điện rất quan trọng đối với cả người vận hành và chính hệ thống. Khía cạnh nguy hiểm nhất của aquaponics là vận hành bằng điện và toàn hệ là nước, vì vậy cần có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

An toàn thực phẩm được quan tâm chặt chẽ vì 2 sản phẩm chính được sản xuất là cá và rau là nguonf thực phẩm thiết yếu.

Cuối cùng, điều quan trọng là phải đề phòng chống việc đưa mầm bệnh vào hệ thống từ con người.

8.6.1 An toàn điện

Sử dụng LCB chống giật (cầu dao an toàn), đường dây điện phải đảo bbaorcachs nước, bảo vệ dây điện, ổ điện, phích cắm khỏi nước, độ ẩm phân, bùn…

Không treo dây điện trên bể cá, bộ lọc, thường xuyên kiểm tra dây điện có bị xây sát đứt … gì không.

8.6.2 An toàn thực phẩm

Rửa tay đúng cách và luôn vệ sinh thiết bị thu hoạch. Khi thu hoạch, không để nước chạm vào sản phẩm; không để tay ướt hoặc găng tay ướt chạm vào sản phẩm. Nếu có, hầu hết mầm bệnh đều ở trong nước chứ không phải trên sản phẩm. Luôn luôn rửa sản phẩm sau khi thu hoạch, và một lần nữa trước khi tiêu thụ.

Thứ hai, giữ cho đất và phân không xâm nhập vào hệ thống. Ngăn không cho chim làm nhiễm bẩn hệ thống, bao gồm cả việc sử dụng lưới loại trừ và răn đe.

Nếu sử dụng nước mưa đảm bảo không lẫn phân chim. Tốt nhất không nên xử lý cá, thực vật hoặc phương tiện bằng tay trần, thay vào đó hãy sử dụng găng tay dùng một lần

8.6.3 An toàn chung

Đeo găng tay bảo hộ khi làm việc với cá. Xử lý vết thương theo tiêu chuẩn: rửa, khử trùng và băng. Không để máu hoặc dịch cơ thể vào hệ thống, không làm việc với các vết thương hở. Khi xây dựng hệ thống, phải biết dùng cưa, khoan và các dụng cụ khác. Luôn giữ tất cả các hóa chất nguy hiểm và đồ vật tránh xa trẻ em.

8.7 Xử lý sự cố

Tình huống Nguyên nhân Vấn đề Giải pháp
1. Điện, hệ thống bơm và dẫn nước
Bơm không hoạt động, không có điện Mất điện Oxy giảm Sử dụng nguồn điện dự phòng

Sử dụng sủi chạy ắc quy

Bổ sung nước vào bể cá từ trên cao xuống để tạo oxy

Tạo oxy bằng tay

Bơm không hoạt động, có điện Bơm hỏng hoặc tắc Oxy giảm Tháo bơm ra kiểm tra nếu hỏng thì thay bơm mới
Mực nước thấp bất thường Rò rỉ Làm rau hoặc cá chết Sửa chữa chỗ rò nước và thêm nước ngay
Nước chuyển màu xanh Tảo nở hoa Oxy giảm Loại bỏ tảo thủ công
2. Vấn đề chất lượng nước
Nồng độ amonicac hoặc nitrit > 1mg/l KHông có vi khuẩn hoặc vi khuẩn hoặc động kém

Bộ lọc vi sinh quá nhỏ không đủ công suất xử lý

Cá chết, thức ăn thừa, tích tụ chất thải rắn

Cá stress và chết Thay 1/3 – 1/2 nước

Loại bỏ thức ăn thừa cá chết và chất thải tích tụ trong bể cá

Ngừng cho cá ăn

Mở rộng bộ lọc. tính toán lại thức ăn cho cá

Nộng độ nitrat > 120mg/l kéo dài Tỷ lệ thức ăn quá cao Không ảnh hưởng ngay nhưng nếu tiếp tục tăng cá sẽ stress Pha loãng nước
Độ cứng cacbonat 0 mg/l Cacbonat bị axit trung hòa hết pH thay đổi làm cá stress cây trồng bị ảnh hưởng Thêm Canxi cacbonat vào ( có trong đá vôi vỏ ốc, vỏ trứng)
3. Vấn đề liên quan đến cá
Cá thở hổn hển trên mặt nước Thiếu oxy Cá stress và chết Đảm bảo bơm sục ổn định, siphon hoạt động tốt

Bổ sung thêm oxy, che bóng bể cá

Cá bỏ ăn Thiếu oxy

Nồng độ amoniac, nitrit cao

pH quá cao hoặc quá thấp

cá bệnh

Cá stress và dễ bị dịch bệnh tấn công Xác định nguyên nhân cá bị stress qua đó tiến hành xử lý
Nhiệt độ nước quá cao Khí hậu Cá bỏ ăn, cây héo chết Dùng lưới cắt nắng để giảm nhiệt độ, che phủ bể cá, dùng quạt hoặc phun sương hạ nhiệt
4. Vấn đề cây trồng trong aquaponics
Cây không lớn lá đổi màu Cây thiếu dinh dưỡng hoặc bị bệnh Cây không phát triển hoặc không có hoa trái Kiểm tra chất lượng nước

Kiểm tra cây có dấu hiệu thối rễ không, có bệnh gì không để chạy chữa

Thêm dinh dưỡng nếu thiếu hụt

Nồng độ nitrat cao nhưng cây vẫn vàng lá pH không ở mức tối ưu

Cây thiếu vi lượng

Cây kém phá triển hoặc không ra trái Kiểm tra pH để điều chỉnh

Kiểm tra các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng của cây, thiếu gì bổ sung nấy

Rau ở gần ống dẫn nước phát triển mạnh ở xa còi cọc Do cạnh tranh dinh dưỡng Cây phát triển không đồng đều Chia đều nước trên khay rau

Giảm độ dài ống

Kiểm tra nitrat nếu thấp tăng thức ăn cho cá

About TieuHongTran

Có thể bạn muốn xem

media-bed-1

Phụ lục 7: Phân tích chi phí – lợi nhuận của hệ thống aquaponic quy mô nhỏ

Bảng dưới đây mô tả chi phí và lợi nhuận của một hệ thống aquaponic ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *